Bài 05: Từ vựng 1~36, ngữ pháp 1~7, bài tập củng cố ngữ pháp, luyện nghe
A. Từ vựng
B. Ngữ pháp
1. Hậu tố sau tên: ~ さん, ~ ちゃん, ~ くん
Các hậu tố 「さん」「ちゃん」「くん」 được dùng ngay sau tên của người nghe để thể hiện sự kính trọng khi gọi tên, hay cách nói thân mật. Các hậu tố không được dùng cho chính mình.
「さん」: anh, chị, bạn, ông, bà,..
「ちゃん」: em (dùng cho bé gái), hoặc cách nói thân mật giữa hai người bạn (đối phương là nữ).
「くん」: em (dùng cho bé trai), hoặc cách nói thân mật giữa hai người bạn (đối phương là nam).
「ちゃん」: em (dùng cho bé gái), hoặc cách nói thân mật giữa hai người bạn (đối phương là nữ).
「くん」: em (dùng cho bé trai), hoặc cách nói thân mật giữa hai người bạn (đối phương là nam).
Ví dụ:
- Anh Kio: キオ さん。(kio san)
- Chị Migi: ミギ さん。(migi san)
- Bé Migi: ミギ ちゃん。(migi chan)
2. Câu khẳng định: ~ は ~ です
Chủ thể/Danh từ + は + Danh từ/Tính từ + です
~~ A は B です
- Dịch: A là B, hay A thì B.
- Dịch: A là B, hay A thì B.
Trong đó:
- Trợ từ 「は」biểu thị rằng đứng trước nó là chủ đề của câu.
- Động từ 「です」có thể hiểu giống như là "to be" trong tiếng Anh. Có nghĩa: là, thì.
Lưu ý:
-Trợ từ「は」 ở đây không đọc là "ha", mà đọc là「わ」 (wa).
- Động từ 「です」 (desu) không đọc là "de su" mà đọc gộp là "des".
Ví dụ:
- Tôi là học sinh: わたし は がくせい です。(watashi wa gakusei desu)
~~[ watashi: tôi 、gakusei: học sinh 、 desu: là ]
- Bạn thì dễ thương: あなた は かわいい です。(anata wa kawaii desu)
3. Câu phủ định: ~ は ~ じゃありません / ではありません
Chủ thể/Danh từ + は + Danh từ/Tính từ + じゃありません / ではありません
~~ A は B じゃありません / ではありません
- Dịch: A không phải là B.
- Dịch: A không phải là B.
Trong đó:
- 「じゃありません」là thể phủ định của 「です」.
- 「ではありません」là cách nói lịch sự, thường dùng trong văn viết, phát biểu quan trọng.
Lưu ý: 「では」không đọc là "de ha", mà đọc là「でわ」(de wa).
Ví dụ:
- Tôi không phải là giáo viên: わたし は せんせい ではありません。(watashi wa sensei dewa arimasen)
4. Câu nghi vấn: ~ か。
Câu nghi vấn được tạo thành bằng cách thêm từ 「か」 vào cuối câu, và từ 「か」 được đọc với giọng cao hơn. Thay vì bình thường ta đọc "ka", thì với câu nghi vấn ta đọc "ká" hay "kà".
**Câu khẳng định: Thêm 「か」vào cuối câu sẽ thành câu nghi vấn "yes, no".
- Trả lời 「はい」 cho câu đúng, và 「いいえ」 cho câu sai.
Ví dụ:
- Bạn là học sinh phải không?: あなた は がくせい ですか。 (anata wa gakusei desu ka)
- Vâng, tôi là học sinh: はい, がくせい です。(hai, gakusei desu)
- Không, tôi không phải là học sinh: いいえ, がくせい じゃありません。(iie, gakusei jaarimasen)
**Câu có từ nghi vấn: Thêm 「か」 vào cuối câu để thành câu hỏi.
Ví dụ:
- Người kia là ai?: あのひと は だれ ですか。 (anohito wa dare desu ka)
- Là bé Thảo: タオーちゃん です。(Thảo chan desu).
5. Trợ từ 「も」 (cũng)
Trợ từ 「も」được dùng thay cho 「は」khi diễn tả câu nói sau cũng cùng ý với câu nói của câu trước đó.
Ví dụ:
- Bạn là học sinh: あなた は がくせい です。(anata wa gakusei desu)
- Tôi cũng là học sinh: わたし も がくせい です。(watashi mo gakusei desu)
6. Từ nối: ~ の ~ (của)
Chủ thể/Danh từ + の + Danh từ
~~ A の B
- Dịch: B của A, hay B A.
- Dịch: B của A, hay B A.
**「の」được dùng để nối 2 danh từ với nhau. (B A)
Ví dụ:
- Học sinh trường Sakura: サクラ がっこう の がくせい。(Sakura gakkou no gakusei)
**「の」 được dùng để nối danh từ với chủ thể. ( B của A)
Ví dụ:
- Bông hoa của tôi: わたし の はな。 (watashi no hana)
- Đây là bông hoa của tôi: こちら は わたし の はな です。(kochira wa watashi hana desu)
**「の」được dùng để nói tên sản phẩm của hãng hay quốc gia nào đó. (B của A)
Ví dụ:
- Máy tính (của) hãng Sony: Sony の コンピューター 。(sony no computer)
** 「の」có thể được lược bỏ nếu đã biết của chủ thể nào đó
Ví dụ:
- Bông hoa đó là của tôi: そのはな は わたしの です。(sono hana wa watashi no desu)
7. Đếm tuổi, nói tuổi và hỏi tuổi
Cách đếm tuổi: Số đếm + さい
- Đếm tuổi có 3 biến thể đặc biệt:
- 1 tuổi: いっさい (không phải là いちさい)
- 8 tuổi: はっさい (không phải là はちさい)
- 10 tuổi: じゅっさい (không phải là じゅうさい)
- 20 tuổi: Còn có cách gọi khác là はたち (hatachi).
- Từ 11 đến 19, 21-29,..,91-99 khi đếm không theo biến thể đặc biệt của số 10.
- Còn từ số 10, 20,..,90: Đếm theo biến thể đặc biệt của số 10.
Ví dụ:
- 2 tuổi: にさい (ni sai)
- 10 tuổi: じゅっさい (jus sai).
- 11 tuổi: じゅういっさい (juu is sai).
- 20 tuổi: にじゅっさい (ni jus sai), hoặc はたち (hatachi).
- 45 tuổi: よんじゅうごさい (yon juu go sai).
Cách hỏi tuổi:
Hỏi lịch sư: おいくつ ですか。 (oikutsu desu ka?)
Hỏi thông thường: なんさい ですか。 (nansai desu ka?)
Hỏi thông thường: なんさい ですか。 (nansai desu ka?)
Ví dụ:
- Bạn bao nhiêu tuổi: あなた は おいくつ ですか。 (anata wa oikutsu desu ka?)
- Tôi 31 tuổi: わたし は さんじゅういっさい です. (watashi wa san juu issai desu.)
- Bạn bao nhiêu tuổi: なんさい ですか。 (nansai desu ka?)
- 20 tuổi: にじゅっさい (ni jus sai).
C. Bài tập củng cố ngữ pháp
- Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nhật các câu sau bên dưới. Hoặc cũng có thể làm ngược lại bằng cách xem đáp án trước rồi dịch ngược lại tiếng Việt.
01. Anh Kio là người Nhật.
02. Em Kio (con trai) là người Nhật.
03. Chị Migi là người Việt Nam.
04. Chị Migi là người Mỹ.
05. Anh Kio là nhân viên công ty.
06. Chị Migi là nhân viên công ty CTG.
07. Anh Kio cũng là nhân viên công ty CTG.
08. Em Kio (con trai) là nhân viên ngân hàng.
09. Chị Migi là học sinh.
10. Chị Migi không phải là bác sĩ.
11. Em Kio (con trai) là học sinh phải không?
12. Không, không phải là học sinh.
13. Em Migi (con gái) là bác sĩ phải không?
14. Vâng, là bác sĩ.
15. Chị Migi bao nhiêu tuổi?
16. Chị Migi 31 tuổi.
17. Bông hoa của tôi thì dễ thương.
18. Đây là bông hoa của tôi.
19. Đây là bông hoa của ai?
20. Đây là bông hoa của anh Kio.
21. Anh Kio đến từ Việt Nam.
22. Anh Kio thì dễ thương.
02. Em Kio (con trai) là người Nhật.
03. Chị Migi là người Việt Nam.
04. Chị Migi là người Mỹ.
05. Anh Kio là nhân viên công ty.
06. Chị Migi là nhân viên công ty CTG.
07. Anh Kio cũng là nhân viên công ty CTG.
08. Em Kio (con trai) là nhân viên ngân hàng.
09. Chị Migi là học sinh.
10. Chị Migi không phải là bác sĩ.
11. Em Kio (con trai) là học sinh phải không?
12. Không, không phải là học sinh.
13. Em Migi (con gái) là bác sĩ phải không?
14. Vâng, là bác sĩ.
15. Chị Migi bao nhiêu tuổi?
16. Chị Migi 31 tuổi.
17. Bông hoa của tôi thì dễ thương.
18. Đây là bông hoa của tôi.
19. Đây là bông hoa của ai?
20. Đây là bông hoa của anh Kio.
21. Anh Kio đến từ Việt Nam.
22. Anh Kio thì dễ thương.
- Đáp án:
D. Luyện nghe và bài tập luyện nghe
1. Luyện nghe
Gồm 3 bài. Tập nghe mà không nhìn vào nội dung nếu có thể, nghe như thế từ một đến hai lần xem thử mình nghe được bao nhiêu phần trăm, sau đó hẳn vừa nghe và nhìn vào nội dung bài nghe để hiểu rõ nội dung hơn.
2. Bài tập luyện nghe
- Phần 1: Nghe và viết lại câu thoại: Bài nghe sẽ nói "ichi" (số 1) rồi tiếp sẽ đọc một câu, nghe rồi viết lại câu đó, sau đến "ni" (số 2) cũng vậy, cứ thế.
- Phần 2: Nghe hiểu nội dung hội thoại và chọn đúng sai: Bài nghe sẽ nói "ichi" (số 1) rồi tiếp là đoạn hội thoại giữa hai nhân vật. Sau đó sẽ có một tiếng "bíp", rồi nói một câu thoại. Nhiệm vụ lúc này của bạn là xem câu thoại đó nói đúng hay sai với nội dung đoạn hội thoại vừa nghe.
Bản quyền bài viết thuộc về/ CTG blog
0 blogger: