February 27, 2018

Đọc hiểu các ký hiệu chịu nước của từng loại đồng hồ

Đọc và hiểu các ký hiệu chịu nước của từng loại đồng hồ


Mỗi loại đồng hồ đeo tay, tùy theo chức năng mà nhà sản xuất sẽ quy định mức độ chịu nước của từng loại đồng hồ sẽ khác nhau như thế nào. Thường các đơn vị chỉ số bằng con chữ sẽ được in trên mặt trước đồng hồ hoặc dưới đáy (mặt sau của đồng hồ).

Tuy vậy, nếu không rành hoặc không hiểu rõ các ký hiệu đó, bạn cũng chẳng thể hiểu được các con chữ ấy nói gì mà biết được mức độ chịu nước của đồng hồ bạn đeo cụ thể là bao nhiêu.


Các môi trường nước thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày

  • Rửa tay.
  • Đi mưa.
  • Đi tắm.
  • Đi bơi.
  • Lặn biển thông thường.
  • Lặn biển sâu (với bình dưỡng khí) ở nơi không nhiều khí như Heli.
  • Lặn biển sâu (với bình dưỡng khí) ở cả những vùng biển sâu nhiều khí như Heli và đến độ sâu cho phép tùy theo từng loại đồng hồ mà nhà sản xuất quy định.


Các đơn vị chịu nước phổ biến của đồng hồ

  • Water Resistant.
  • ATM.
  • BAR.
  • M.


Vậy ý nghĩa của các con chữ đó nói lên điều gì?

Bạn hãy nhìn dòng chữ trên mặt trước (hoặc mặt sau) đồng hồ đeo tay của bạn, rồi đối chiếu với các kí hiệu phân mục bên dưới để biết được chức năng cụ thể rằng đồng hồ của bạn chịu được nước đến mức độ nào.

Lưu ý: Tùy theo nhà sản xuất khác nhau mà họ dùng các đơn vị khác nhau. Nên các phân mục bên dưới sẽ để đủ 3 hoặc 4 loại đơn vị. Tất cả các đơn vị chỉ số này đều có chức năng giống nhau. Nên khi đối chiếu, bạn chỉ cần xem đơn vị nào mà đồng hồ bạn có rồi đối chiếu là được.


#1: Water Resistant = 3 ATM = 3 BAR = 30 M = Chịu được độ sâu 30 mét

Mức độ chịu nước:
  • Rửa tay.
  • Đi mưa.


#2: 5 ATM = 5 BAR = 50 M = Chịu được độ sâu 50 mét

Mức độ chịu nước:
  • Rửa tay.
  • Đi mưa.
  • Đi tắm.


#3: 10 ATM = 10 BAR = 100 M = Chịu được độ sâu 100 mét

Mức độ chịu nước:
  • Rửa tay.
  • Đi mưa.
  • Đi tắm.
  • Đi bơi.


#4: 20 ATM = 20 BAR = 200 M = Chịu được độ sâu 200 mét

Mức độ chịu nước:
  • Rửa tay.
  • Đi mưa.
  • Đi tắm.
  • Đi bơi.
  • Lặn biển thông thường.


#5: 30 ATM = 30 BAR = 300 M = Chịu được độ sâu 300 mét

Mức độ chịu nước:
  • Rửa tay.
  • Đi mưa.
  • Đi tắm.
  • Đi bơi.
  • Lặn biển thông thường.
  • Lặn biển sâu (với bình dưỡng khí) ở nơi không nhiều khí như Heli.


#6: 30+ ATM = 30+ BAR = 300+ M = Chịu được độ sâu trên 300 mét
  • Rửa tay.
  • Đi mưa.
  • Đi tắm.
  • Đi bơi.
  • Lặn biển thông thường.
  • Lặn biển sâu (với bình dưỡng khí) ở nơi không nhiều khí như Heli.
  • Lặn biển sâu (với bình dưỡng khí) ở cả những vùng biển sâu nhiều khí như Heli và đến độ sâu cho phép tùy theo từng loại đồng hồ mà nhà sản xuất quy định.

Have fun!

Bản quyền bài viết thuộc về/ CTG blog
DMCA.com Protection Status



BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

0 blogger: