August 30, 2017

Hướng dẫn điều trị một số bệnh thường gặp ở chó mèo tại nhà

Hướng dẫn điều trị một số bệnh thường gặp ở chó mèo tại nhà


Ở bài trước mình có hướng dẫn Cách tự tiêm thuốc cho chó mèo tại nhà. Nếu bạn đã biết cách chích thuốc cho chó mèo thì bạn có thể tự điều trị một số bệnh đơn giản và thường gặp cho mấy bé nếu không có nhiều điều kiện về thời gian, địa lý hay kinh tế.

Sẽ có nhiều cách điều trị khác nhau với các loại thuốc khác nhau tùy bác sĩ kê đơn nên ít ai giống ai. Bạn có thể tham khảo qua bài hướng dẫn sau để có thể tự điều trị một số bệnh thường gặp ở chó mèo tại nhà. Mỗi đơn thuốc mình sẽ để công dụng, thành phần cho bạn hiểu (nếu có). Hiểu rõ thành phần gì trị triệu chứng gì thì bạn có thể thay thế các thuốc khác nhau có cùng thành phần đó chứ không nhất thiết phải dùng một loại thuốc đó.

Bạn có thể mua thuốc ở các chi cục thú y. Nếu không có, thì nếu ở Sài Gòn thì bạn lên 28 Mạc Đỉnh Chi (gần hồ con rùa) để mua thuốc, giá thuốc ở đây rẻ, các tiệm thú y và chi cục thú y đều lên đây mua thuốc về. Trên thuốc có ghi liều chích và đường tiêm nên bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Kết hợp thuốc

Nếu phải chích nhiều mũi thuốc. Ví dụ như bệnh đó phải chích 4 mũi, nếu có thể kết hợp thuốc được, bạn nên kết hợp thuốc lại để chỉ còn chích 2 mũi hay 3 mũi, giảm lượt chích thuốc sẽ giảm đau cho mấy bé. Tuy nhiên, có một số ít chó mèo khi chích thuốc kết hợp như vậy sẽ bị phản ứng như sưng, phù người. Nếu gặp triệu chứng này, bạn không nên kết hợp thuốc nữa. Tỷ lệ này rất thấp nên bạn không phải lo lắng quá.

Thuốc có thể kết hợp được:
  • Thuốc kháng sinh + Thuốc kháng viêm.
  • Atropin + Vitamin.
  • Catosal + Bromhexin.


Thời gian điều trị

› Thông thường là: Từ 3 đến 7 ngày.

Vẫn có một số bệnh điều trị lâu dài, thời gian sẽ kéo dài hơn nhiều. Vì bạn không chuyên nên nếu trong thời gian điều trị, cảm thấy chó mèo không ổn hay có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên dừng tự điều trị mà mang chó mèo đến thú y để đảm bảo an toàn cho mấy bé.


Để dễ nhìn, mình chỉ liệt kê tên bệnh + đơn thuốc.
Để xem chi tiết hơn: Bạn nhấp chuột vào tên thuốc để xem hình ảnh và mô tả.



#01: Bệnh ho, sổ mũi nước trắng

Đơn thuốc:

Kháng sinh:
Bạn có thể dùng Linco-S của Bio chai nhỏ 20ml có giá cỡ 30k-40k/chai, hoặc Linco-S của Đài Loan giá cỡ 60k/chai. Đắt hơn nữa là thuốc Linco-S ngoại giá trên 500k/chai.

Kháng viêm:
Bạn dùng Bio-Dexa của hãng Bio là được, giá một chai 100ml tầm 20k-30k, khá là rẻ.

Vitamin:
Khi chích bất kỳ thuốc gì cho chó mèo bạn cũng nên kèm một mũi Vitamin để tăng sức đề kháng và giúp chó mèo mau phục hồi sau khi bệnh. Thường sẽ bổ sung Vitamin C hoặc Vitamin B. Catosal và Biodyl là hai thuốc tốt, có thêm bổ máu và kích thích ăn, giá hai chai thuốc này khá đắt (tầm 300k-400k/chai 100ml) nhưng bù lại hiệu quả tốt. Tiết kiệm hơn bạn có thể dùng Lesthionin C, hoặc Amino C. Nói chung là thuốc bổ C tăng cường đề kháng.

Thuốc đặc trị:
Bạn có thể lựa chọn Bio-Bromhexin của hãng Bio, giá khá mềm, hoặc bạn mua thuốc của hãng khác cũng được, miễn có thành phần Bromhexin.



#2: Bệnh ho, sổ mũi nước xanh

Đơn thuốc:
  • Kháng sinh: Citius.
  • Kháng viêm: Dexa (Thành phần: Dexamethason).
  • Vitamin: Catosal.
  • Thuốc đặc trị long đờm: Bromhexin (Thành phần: Bromhexine HCL).



#3: Chó mèo bị dị ứng, ngứa

Đơn thuốc:
  • Vitamin: Vitamin ADE (Thành phần: Vitamin A, D, E).
  • Thuốc đặc trị dị ứng: Hisanti (Thành phần: Thuốc kháng Histamin).



#4: Chó mèo bị đau mắt đỏ

Đơn thuốc:
  • Thuốc nhỏ mắt: Bio-Gentadrop Tobrex (Chọn 1 trong 2, ưu tiên Tobrex).



#5: Chó mèo bị loét giác mạc

Đơn thuốc:



#6: Chó mèo bị đục giác mạc

Đơn thuốc:
  • Kháng sinh: Marbocyl (Thành phần: Marbofloxacin).
  • Kháng viêm: Dexa (Thành phần: Dexamethason).
  • Vitamin: Becozyme (Thành phần: Vitamin B).
  • Thuốc rửa mắt: NaCL 9%.



#7: Chó mèo hậu phẫu (sau khi phẫu thuật)

Đơn thuốc:



#8: Chó mèo bị suy nhược, biếng ăn

Đơn thuốc:



#9: Chó mèo bị viêm da

Đơn thuốc:
  • Kháng sinh: Ceftriaxone (Thành phần: Ceftriaxone).
  • Kháng viêm: Dexa (Thành phần: Dexamethason).
  • Vitamin: Vitamin ADE (Thành phần: Vitamin A, D, E).
  • Thuốc đặc trị dị ứng: Hisanti (Thành phần: Thuốc kháng Histamin).



#10: Chó mèo bị viêm tai

Đơn thuốc:
  • Thuốc nhỏ đặc trị viêm tai: Dexoryl.



#11: Chó mèo bị viêm ruột (ói, tiêu chảy, tiêu ra máu)

Nếu thấy chó mèo có triệu chứng ói, đi phân lỏng, hay tiêu ra máu ở mức độ nhẹ (vẫn lanh lợi), bạn có thể điều trị tại nhà. Nếu 1-3 ngày sau chó mèo đã khỏe mạnh thì không sao, còn nếu có dấu hiệu nặng hơn thì bạn nên mang chó mèo ra thú y gấp, vì có thể bé đã bị nhiễm bệnh nguy hiểm như care, lepto, v.v..

Đơn thuốc 1:
  • Thuốc gói dạng bột pha: Genta Tylo-D.

Đơn thuốc 2:
  • Kháng sinh: Biosone.
  • Vitamin: Vitamin K.
  • Thuốc chống ói: Atropin.



#12: Chó mèo bị sốt

Đơn thuốc:
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Anazin-C (Thành phần: Analgin, Vitamin C).



#13: Chó mèo bị stress, sốc môi trường, di chuyển xa

Đơn thuốc:



#14: Chó mèo thần kinh yếu, thiếu máu

Chó mèo có hệ thần kinh yếu thường rất dễ giật mình, dễ hoảng sợ, dễ bị kích động, dễ run rẩy khi bị hoảng sợ hay lo lắng. Thỉnh thoảng có dấu hiệu nhẹ thì không sao, nhưng nếu thấy bé có dấu hiệu quá thường xuyên thì nên cho bé uống thuốc liên tục từ 3-7 ngày.

Đơn thuốc:
  • Vitamin: Vitamin 3B.



#15: Nghi chó bị care, lepto

#1: Trong đàn chó bạn nuôi có một bé bị care hay lepto, đương nhiên các bé còn lại trong đàn khả năng rất lớn cũng đã bị lây mầm bệnh, nhưng tạm thời bạn chưa thấy dấu hiệu gì. Mấy bé còn lại nếu có sức đề kháng tốt thì sẽ tự vượt qua được. Nên trách nhiệm của bạn lúc này là bổ sung sức đề kháng tốt nhất cho mấy bé.

#2: Dắt chó đi chơi giao lưu với chó lạ, khi về thấy bé có vẻ mệt mỏi, ủ rủ. Rất có khả năng bé đã bị lây mầm bệnh từ chó khác hay từ môi trường bé vui chơi đó. Tuy chưa biết chính xác bé bị lây bệnh gì nhưng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.

Đơn thuốc 1:

Đơn thuốc 2:



#16: Chó mèo bị dính bã

- Tìm mọi cách cho chó mèo nôn ra được:
  • Xịt nước lên chó.
  • Đổ nước vào miệng.
  • Hoặc cho uống sữa, uống trà xanh, chanh đường.
  • Vắt chanh vào miệng.
  • Vác chó mèo lên vai hoặc túm hai chân sau dốc ngược xuống cho chó mèo nôn ra.
- Dùng dầu ăn 200ml bơm hậu môn.
- Sau sơ cứu ban đầu, hãy nhanh chóng đưa chó mèo đến thú y gần nhất.

› Nếu không có điều kiện và buộc phải chữa tại nhà. Bạn ra tiệm thuốc tây mua ống Atropin 1ml về chích cho chó (không chích được cho mèo) (1cc cho 10kg). Nếu bạn biết truyền tĩnh mạch thì mua thêm chai Gluco và dây truyền tại tiệm thuốc tây về truyền cho bé. Chó mèo dính bã sau sơ cứu cần phải được truyền nước tĩnh mạch.

Tạm thời đến đây, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.

Bản quyền bài viết thuộc về/ CTG blog
DMCA.com Protection Status



BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

15 comments:

  1. Mình cũng muốn tài liệu bài này nếu bạn không phiền bạn gửi vào Email: nguyenthienvinh.hue@gmail.com cảm ơn bạn

    ReplyDelete
  2. mình xin file với bạn ơi, tks trước nha
    minhthien2806@gmail.com

    ReplyDelete
  3. cho e xin file này với nhe ad, cảm ơn add ạ
    destroydragon93@gmail.com

    ReplyDelete
  4. Nếu mèo bị chảy mủ đường lổ tiểu sốt và ói bỏ ăn thì cho uống thuốc gì,mình hông muốn chích thấy nó đau thương nó quá

    ReplyDelete
  5. Hiện tại em thấy bài thiếu 1 vài chỗ không biết do đt em hay do web. Cho em xin file với ah.

    ReplyDelete
  6. Cho mình xin file tài liệu với. email của mình là deejacky@gmail.com

    ReplyDelete
  7. Cho mình xin file tài liệu với. email của mình là deejacky@gmail.com

    ReplyDelete
  8. Chào bạn cho mình xin tài liệu với. Gaubike111@gmail.com
    Cảm ơn bạn rất nhiều.

    ReplyDelete
  9. bạn ơi cho mình xin file tài liệu với. email của mình: daotrieu292@gmail.com. mình thanks bạn nha

    ReplyDelete
  10. Cho mình xin file tài liệu với, mình cần trị cho mèo hoang, email của mình vuhuynhanhthu094@gmail.com, cảm ơn bạn nhiều

    ReplyDelete