December 22, 2018

Thông tin đầy đủ về giống rùa Núi vàng

Thông tin về rùa Núi vàng


Rùa núi vàng được xem là giống rùa nội địa và thích nghi tốt với khí hậu cũng như môi trường sinh sống ở Việt Nam. Rùa núi vàng khá dễ nuôi và chăm sóc. Hiện tại, rùa núi vàng đang nằm trong tình trạng báo động được liệt kê vào sách đỏ của bảo tồn động vật thiên nhiên. Do lượng săn bắt quá nhiều, làm số lượng rùa núi vàng giảm sút trên 50%.

Vì lẽ đó, nên việc nuôi rùa núi vàng làm thú cưng mà không được cấp giấy phép cũng được xem là hành vi vi phạm pháp luật tại Việt Nam.



Thông tin khoa học về rùa núi vàng


rùa núi vàng

Rùa núi vàng thuộc loại rùa cạn với:
  • Tên tiếng Anh: Elongated tortoise.
  • Tên khoa học: Indotestudo elongata.
  • Bộ: Testudinata.
  • Nhóm: Bò sát.
Đặc điểm sinh thái rùa núi vàng:
  • Nơi sống: Trong rừng, núi, nơi những bụi cây thấp.
  • Mùa khô: Ít ăn, nằm lì trong bụi cây cả ngày.
  • Mùa mưa: Ra ngoài hoạt động kiếm ăn.
  • Thức ăn: Hoa quả, rau xanh, nấm, ốc sên, giun đất.
Đặc điểm sinh lý rùa núi vàng:
  • Con cái: Thân to tròn hơn con đực, yếm phẳng.
  • Con đực: Thân nhỏ và dài, yếm lõm, đuôi to và dài.
  • Lên giống: Con cái trưởng thành và lên giống chậm hơn con đực.
  • Đẻ trứng: Tháng 10-11 hằng năm, có tập tính vùi trứng vào đất/cát.
  • Rùa baby: Thân dài từ 4cm đến 10cm.
  • Rùa trưởng thành: Thân dài từ 11cm đến 30cm.
  • Trọng lượng: Cân nặng tối đa khoảng 3 kg đến 3.5kg .
Phân bố:
Trong nước: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thế giới: Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Mianma, Ấn Độ, Xri Lanka, Malaixia và Philippin.

Đặc điểm nhận dạng rùa núi vàng


rùa núi vàng

Rùa núi vàng có mai màu vàng, nhưng phổ biến thường gặp nhất là rùa núi vàng với mai vàng có những đốm đen ở những tấm vảy mai. Ở bụng rùa núi vàng cũng thường có đốm đen hai bên bụng.

Chân rùa núi vàng không có màng da ở những ngón chân, vì là rùa cạn, nên rùa núi vàng sẽ không thể ở dưới nước được. Nếu bị thả xuống nước, rùa núi vàng vẫn sẽ nổi và bơi được một đoạn ngắn, nhưng sau đó nước sẽ tràn vào màn phổi, rùa núi vàng sẽ chết vì ngạt thở dưới nước.


Một số hình ảnh về rùa núi vàng

(Hình ảnh sưu tầm trên internet)

1. Hình ảnh về rùa núi vàng baby


Rùa núi vàng mới nở, mai còn mềm và dẹp.

rùa núi vàng baby

Đốm đen trên vảy mai có thể sẽ phát triển lan rộng kèm theo khi rùa lớn.

rùa núi vàng baby


2. Hình ảnh về rùa núi vàng trưởng thành


Càng trưởng thành, hoa văn trên mai rùa núi vàng càng lan rộng và thể hiện rõ nét hơn. Phổ biến với 4 loại hoa văn thường gặp ở rùa núi vàng:

1. Mai vàng với những đốm đen đều trên mỗi tấm vảy mai.

rùa núi vàng

2. Mai vàng với lấm tấm đốm đen trên những tấm vảy mai.

rùa núi vàng

3. Đốm đen nhiều và lấp gần hết phần mai vàng (full đen).

rùa núi vàng

4. Gần như không có đốm đen (full vàng).

rùa núi vàng

Những bé rùa full vàng này gần như được xem là siêu phẩm.

rùa núi vàng

-End-

Bản quyền bài viết thuộc về/ CTG blog
DMCA.com Protection Status



BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

0 blogger: